Tai biến: Một số cách làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não

HealthViet - Tập thể dục, ăn uống khoa học, cai thuốc lá, kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết góp phần giảm tắc nghẽn mạch máu não.

Mạch máu não có thể bị tắc do nhiều nguyên nhân, thường gặp là do xơ vữa động mạch, tích tụ mảng bám lâu ngày hình thành cục máu đông. Các chuyên gia hàng đầu, cho biết các dấu hiệu cảnh báo gồm đau đầu tăng nặng, chóng mặt, choáng váng, tê yếu tay chân, thị lực giảm, méo lệch mặt... Khi đó, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nghiêm trọng, tử vong. Tắc nghẽn mạch máu não là nguyên nhân phổ biến nhất gây đột quỵ.

Theo bác sĩ, một số thay đổi lối sống dưới đây góp phần giảm nguy cơ xảy ra tình trạng này.

Bỏ hút thuốc lá: Chất nicotine và nhiều chất độc hại trong thuốc lá có thể làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu qua động mạch, tắc nghẽn mạch. Người lớn nên bỏ thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử, hạn chế tiếp xúc khói thuốc.

Vận động thường xuyên: Lười vận động là yếu tố dẫn đến tăng cân, tăng huyết áp, cholesterol cao (máu nhiễm mỡ). Tập thể dục có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Người trưởng thành nên thường xuyên tập thể dục thể thao, tối thiểu ba buổi mỗi tuần. Vận động 20-30 phút một buổi giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường.

Giảm cholesterol: Chế độ ăn nên ít chất béo và cholesterol, nhiều rau củ, thịt nạc, trái cây và ngũ cốc giàu chất xơ. Hạn chế thịt đỏ, tránh thực phẩm chế biến, nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, góp phần giảm cholesterol.

Khi chế độ ăn và tập thể dục không đủ để kiểm soát cholesterol, người bệnh có thể phải dùng đến thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Kiểm soát đường huyết: Đường huyết cao có thể gây tổn thương và viêm niêm mạc động mạch cảnh. Người bệnh nên kiểm soát lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn ít đường, tập thể dục thường xuyên. Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc ổn định đường huyết theo chỉ định của bác sĩ.

Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao gây viêm mạch máu, làm tăng nguy cơ hẹp và tắc động mạch. Mức huyết áp ở người bình thường nên dưới 140/90 mmHg. Người bị tiểu đường có thể phải kiểm soát huyết áp thấp hơn, mức chuẩn 120/80 mmHg.

Hạn chế căng thẳng, lo âu: Người có bệnh nền tăng huyết áp, tiểu đường, thường xuyên stress khiến khó kiểm soát huyết áp, đường huyết. Lượng đường trong máu tăng cao do stress dẫn đến biến chứng sức khỏe như rối loạn thận, giảm thị lực, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, tắc mạch máu và đột quỵ.

Ăn uống khoa học: Duy trì khẩu phần ăn uống ít dầu mỡ, chất béo, giảm tiêu thụ món chứa nhiều muối và đường, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nên ăn nhiều rau củ quả... Bác sĩ Đức cho biết bổ sung hoạt chất thiên nhiên từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) hỗ trợ tăng cường máu lên não, cải thiện chức năng thần kinh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần một năm, nhất là người từng đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu não hoặc có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh này.

Bác sĩ kiểm tra huyết áp, đường huyết, mỡ máu. Chụp sọ não bằng máy MRI 3 Tesla, CT 768 lát cắt hoặc CT 1975 lát cắt, chụp mạch máu DSA... giúp tầm soát, chẩn đoán các bất thường ở mạch máu, kịp thời chữa trị. Người bệnh mạch máu não hoặc các bệnh liên quan như bệnh động mạch vành, động mạch ngoại biên, rung nhĩ, tăng huyết áp, cao cholesterol trong máu... cần tái khám định kỳ, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

0