HealthViet - Phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng do nhiều nguyên nhân như thiếu sắt, bệnh tuyến giáp, ngưng thử khi ngủ, mất ngủ.

Mệt mỏi, thiếu năng lượng làm cho tinh thần người bệnh giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng xử lý công việc giảm. Dưới đây là những nguyên nhân từ yếu tố lối sống hoặc bệnh tật gây mệt mỏi cho phụ nữ.

Thiếu máu thiếu sắt khiến cơ thể thiếu chất sắt để tạo ra đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này thường do chế độ ăn uống không đủ sắt, mất máu trong kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ đang mang thai và sinh con cần nhiều chất sắt hơn những người khác.

Bệnh tuyến giáp, mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Đây cũng là triệu chứng của các bệnh tuyến giáp như bệnh Hashimoto và Graves.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi hoặc rối loạn giấc ngủ khi mắc hội chứng này do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Thiếu dinh dưỡng như sắt, vitamin D, vitamin B12, góp phần gây ra mệt mỏi. Phụ nữ nên thường xuyên tắm nắng buổi sáng, bổ sung thực phẩm giàu hai loại vitamin này như trứng, cá, sữa để tránh thiếu chất.

Tập thể dục không đủ cũng dễ khiến phái đẹp uể oải. Hoạt động thể chất đều đặn làm tăng mức năng lượng, ngăn ngừa hạ đường huyết, ổn định cân nặng, huyết áp. Phụ nữ nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 buổi trong tuần để rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Chứng ngưng thở lúc ngủ cũng có thể là nguyên nhân. Triệu chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến là mệt mỏi, khô họng, ngáy, khó tập trung hoặc thay đổi tâm trạng, buồn ngủ vào ban ngày.

Mất ngủhay giật mình, khó vào giấc đều ảnh hưởng đến thần kinh, trí não. Các tình trạng này có thể khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung và mệt mỏi liên tục.

Trầm cảm xảy ra ở nhiều người mắc chứng rối loạn tâm thần này. Các triệu chứng khác của trầm cảm bao gồm nỗi dai dẳng, trống rỗng, đau nhức không rõ nguyên nhân, không cảm thấy hứng thú với cuộc sống. Căng thẳng, lo lắng cũng khiến cơ thể và tinh thần mệt mỏi.

Biến động nội tiết tố tự nhiên xảy ra trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Nội tiết tố tăng giảm theo tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và tiền mãn kinh. Biến động estrogen và progesterone tác động trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ của phụ nữ, từ đó dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Để giảm mệt mỏi, phụ nữ tránh các tác nhân gây mất ngủ như căng thẳng, lo lắng, chất kích thích. Đi dạo 15 phút sau bữa ăn, uống đủ nước, tập thể dục, nghe nhạc, yoga thư giãn... góp phần cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng cho cơ thể.

0