HealthViet - Hội chứng gan thận không phải là bệnh thận mà là rối loạn chức năng thận xảy ra do tình trạng toàn thân. Người mắc hội chứng gan thận có nên tập thể dục? Cần lưu ý gì trong quá trình vận động tránh gây hại sức khỏe?
1. Tập luyện mang lại lợi ích gì cho người mắc hội chứng gan thận?
Hội chứng gan thận (Hepatorenal Syndrome) là tình trạng creatinine huyết thanh tăng dần không giải thích được ở bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển. Đây là biểu hiện giai đoạn cuối của một quá trình liên quan đến giảm dần lưu lượng máu thận và tốc độ lọc cầu thận.
Hội chứng gan thận không phải là bệnh thận mà là rối loạn chức năng thận xảy ra do tình trạng toàn thân. Người mắc hội chứng gan thận thường có các triệu chứng như mệt mỏi, giảm nước tiểu, da hoặc mắt có màu vàng do nồng độ bilirubin trong máu cao. Ngoài ra, có thể tích tụ dịch bất thường trong bụng, lách to, chức năng não tạm thời xấu đi liên quan đến bệnh não gan (người bệnh có biểu hiện lú lẫn, mất trí nhớ...).
Trên thực tế, người mắc hội chứng gan thận có thể tập thể dục khi sức khỏe ổn định, nhưng cần thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu.
Việc tập luyện đúng cách có thể mang lại nhiều ích lợi cho người mắc hội chứng gan thận, như:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Hội chứng gan thận có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập nhẹ như đi bộ hoặc bơi lội, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường chức năng tim và giảm nguy cơ huyết áp cao.
- Giảm căng thẳng và lo âu: Căng thẳng và lo âu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý. Tập thể dục kích thích sản xuất endorphin - hormone giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và làm cho người bệnh cảm thấy thư giãn hơn.
- Hỗ trợ chức năng gan, thận: Hoạt động thể chất nhẹ nhàng cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ chức năng của các cơ quan nội tạng như gan, thận.
- Cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp: Người mắc hội chứng gan thận có thể bị yếu cơ hoặc giảm khả năng vận động. Các bài tập nhẹ giúp duy trì sự linh hoạt, sức mạnh cơ bắp và tránh tình trạng teo cơ, từ đó giúp người bệnh duy trì khả năng tự chăm sóc bản thân.
Người mắc hội chứng gan thận thường có các triệu chứng như mệt mỏi, giảm nước tiểu...
2. Một số bài tập phù hợp với người mắc hội chứng gan thận
Người mắc hội chứng gan thận nên lựa chọn các bài tập cường độ thấp đến vừa phải như:
- Đi bộ: Đi bộ là hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với hầu hết mọi người, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và lưu thông máu. Bắt đầu với 10-15 phút mỗi ngày, có thể tăng dần thời gian khi sức khỏe cho phép. Nên chọn môi trường thoáng đãng, yên tĩnh để đi bộ.
- Yoga: Yoga giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự linh hoạt và lưu thông máu. Người mắc hội chứng gan thận có thể thực hiện các tư thế nhẹ nhàng như tư thế cây, tư thế ngồi và các bài tập thở... Nên tham gia lớp yoga dành riêng cho người lớn tuổi hoặc có sức khỏe đặc biệt.
+ Tư thế quả núi:
Đứng vững hai chân trên thảm, thẳng người, mắt nhìn về phía trước. Hai chân tạo cho cơ thể sự ổn định, thăng bằng, từ đó bạn sẽ tập các tư thế khác.
Hít vào và kéo giãn cột sống, thả lỏng vai; hai tay duỗi thẳng theo 2 bên cơ thể.
Giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở.
+ Tư thế cái cây:
Bắt đầu từ tư thế quả núi, nhẹ nhàng gập chân phải và đặt bàn chân ở phần đùi trong của chân trái, các ngón chân hướng xuống dưới.
Chân trái đứng thẳng, bàn chân đặt ổn định trên thảm, phân bổ lực đều lên toàn bộ lòng bàn chân trái.
Mắt nhìn tập trung vào một điểm phía trước để giữ thăng bằng.
Sau đó, từ từ chắp hai lòng bàn tay lại và giơ lên cao.
Giữ tư thế khoảng 5 - 10 nhịp thở rồi đổi bên, thực hiện tương tự các bước nêu trên.
- Dưỡng sinh:
+ Tư thế thư giãn, nằm hoặc ngồi dựa thoải mái trên một ghế dựa:
Bước 1: Che mắt, tập ở nơi yên tĩnh, nếu trời nóng, mặc quần áo mỏng hoặc để quạt nhẹ; trời lạnh, đắp mền mỏng; xa nơi đang nấu ăn…
Bước 2: Tự nhủ thầm cho các cơ mềm ra, giãn ra từ từ, chắc chắn, từng nhóm cơ một, từ trên xuống dưới, toàn thân cảm thấy nặng và ấm.
Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi tới phổi, khoảng 10 hơi thở, có thể đi vào giấc ngủ ngắn 15 - 30 phút. Tập 2 lần/ngày. Tối thư giãn giúp dễ đi vào giấc ngủ.
+ Tư thế thở bốn thời có kê mông và giơ chân:
Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông cao thấp tùy sức khoảng 5-8 cm, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực. Việc kê gối ở mông làm cho trọng lượng của các cơ quan đè vào cơ hoành, do đó khi hít vào cơ hoành thở sẽ phải gắng sức hơn vì có trở ngại để tập luyện.
Cách thực hiện:
Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng cứng. Thời gian 4-6 giây (hít ngực bụng nở).
Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời hai hạ chân xuống; thời gian 4-6 giây (giữ hơi hít thêm); giơ luân phiên từng chân cao khoảng 20 cm để luyện cơ bụng rắn chắc, đồng thời tăng tác dụng xoa bóp nội tạng ở thời giữ hơi.
Thời 3: Thở ra, tự nhiên thoải mái, không kềm, không thúc; thời gian 4-6 giây (thở không kềm thúc).
Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm; chuẩn bị trở lại thời 1; thời gian 4-6 giây (nghỉ nặng ấm thân).
Tập 2-3 lần/ngày, mỗi lần 20 hơi thở.
3. Lưu ý khi tập luyện tránh gây hại sức khỏe
Để đảm bảo tập luyện đúng cách, người mắc hội chứng gan thận cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.
Tùy tình trạng sức khỏe hiện tại mà lựa chọn bài tập phù hợp, không tập khi các triệu chứng bệnh đang diễn biến nặng.
Nên khởi động các bài tập đơn giản trước, thời gian và tần suất tập luyện tăng dần tránh tập luyện nặng ngay từ đầu.
Bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện, tránh tập luyện trong môi trường nóng.
Ngưng tập luyện ngay nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu.
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ gan thải độc Kwangdong của Hàn Quốc để đảm bảo sức khỏe và giải độc gan hiệu quả