HealthViet - Nước mía không chỉ là một thức uống giải khát thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng tích cực của nước mía với sức khỏe khi tiêu thụ hợp lý.
Theo dinh dưỡng học hiện đại, thành phần hóa học của mía khá phong phú, cứ mỗi 100g mía có chứa 84g nước, 0,2g chất đạm, 0,5g chất béo, 12g chất đường và nhiều các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt..., các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D...
Ngoài ra, còn có các acid hữu cơ và nhiều loại enzyme. Trong đường mía có sucrose (chiếm 70 - 88% chất rắn hòa tan trong dịch mía), glucose và fructose.
BS. M. Kavitha, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Prashanth, Chennai (Ấn Độ) cho biết: Nước mía bao gồm 70-75% nước, 13-15% sucrose và 10-15% chất xơ. Trong nước mía chứa carbohydrate, protein, vitamin A, nhóm B và C, các khoáng chất như phốt pho, canxi, kali, kẽm và sắt. Nước mía cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và hợp chất polyphenolic và là nguồn chất xơ tốt.
Chuyên gia M. Kavitha chia sẻ những lợi ích của nước mía đối với sức khỏe:
1. Nước mía cung cấp năng lượng nhanh chóng
Nước mía chứa nhiều đường tự nhiên, chủ yếu là sucrose, cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, đặc biệt hữu ích sau khi tập luyện hoặc làm việc mệt mỏi. Nó bình thường hóa việc giải phóng glucose trong cơ thể để lấy lại lượng đường đã mất.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Nước mía chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch. Nước mía là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Các chất chống oxy hóa này cũng có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh mạn tính như tim mạch và ung thư.
3. Hỗ trợ trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận
Nước mía có tính lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố và nhiễm trùng ra khỏi cơ thể do đó nước mía hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận.
Bài thuốc Đông y chữa tiểu tiện bất lợi, tiểu buốt: Mía tươi 500g, ép lấy nước cốt; ngó sen 500g, thái nhỏ, ngâm trong nước mía nhiều giờ, chắt lấy nước; chia 3 lần uống trong ngày.
4. Cải thiện tiêu hóa
Nước mía giúp tiết dịch tiêu hóa và duy trì hệ thống hoạt động bình thường. Kali trong nước mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Chất xơ trong nước mía giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
Nước mía gừng tươi: Nước mía ép 50-100ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một tốt cho người bị trào ngược dạ dày - thực quản, nôn ra thức ăn dịch vị.
5. Cải thiện làn da, lão hóa nhẹ nhàng
Các vitamin và khoáng chất trong nước mía giúp cải thiện sắc tố da, làm sáng da, làm chậm quá trình lão hóa. Nước mía là một phương thuốc tuyệt vời để chống lão hóa và xóa nếp nhăn trên da, giúp dưỡng ẩm cho da, giúp da mềm mại và rạng rỡ.
Nước mía có một số lợi ích cho sức khỏe và tốt cho những người muốn giảm cân nếu tiêu thụ với số lượng phù hợp. Mía chuyển hóa cholesterol xấu và các chất xơ hòa tan có trong mía giúp giảm cân. Chất xơ khiến bạn cảm thấy no, hạn chế việc ăn quá nhiều hoặc ăn vặt, đặc biệt là giữa các bữa ăn. Nước mía không chứa cholesterol xấu, đồng thời làm giảm cholesterol và chất béo trung tính. Do đó, nước mía giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
7. Có lợi cho bà bầu
Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như acid folic, vitamin nhóm B, chất chống oxy hóa và canxi. Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi trong giai đoạn mang thai.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng việc uống quá nhiều nước mía có thể gây tăng đường huyết, đặc biệt là đối với người bệnh đái tháo đường.
Khi sử dụng nước mía cần chọn những nơi bán nước mía đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên uống nước mía một cách hợp lý, kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh.
Sử dụng thực phẩm chức năng Hàn Quốc Cao hồng sâm 365 để tăng khả năng miễn dịch có sức khỏe deo dai và bền bỉ