HealthViet - Chỉ số cholesterol trong máu cao hơn bình thường có thể dẫn đến lắng đọng chất béo trong các mạch máu, tăng nguy cơ đau tim, dễ đột quỵ.
Phân loại
Có hai loại cholesterol chính:
- Cholesterol xấu (LDL) làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch khi dư thừa.
- Cholesterol tốt (HDL) giúp dọn dẹp cholesterol dư thừa và mang nó trở lại gan. Sau đó, gan thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Triệu chứng
Cholesterol cao không có triệu chứng. Xét nghiệm máu là cách để phát hiện cholesterol có cao hay không.
Nguyên nhân
Các yếu tố lối sống và di truyền đều đóng vai trò dẫn đến cholesterol cao.
- Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu.
- Căng thẳng kéo dài: Stress có thể làm thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol.
- Uống rượu, bia: Quá nhiều rượu trong cơ thể làm tăng tổng lượng cholesterol.
- Không tập thể dục: Hoạt động thể chất như tập thể dục nhịp điệu góp phần cải thiện lượng cholesterol.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Ảnh hưởng của cholesterol cao
Theo thời gian, cholesterol cao dẫn đến tích tụ mảng bám bên trong mạch máu (xơ vữa động mạch). Người bị xơ vữa động mạch có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.
- Bệnh động mạch vành.
- Bệnh động mạch cảnh.
- Bệnh động mạch ngoại biên.
- Huyết áp cao.
Khi nào cần kiểm tra cholesterol?
Cholesterol cao có thể bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Đó là lý do các chuyên gia y tế hướng dẫn nên bắt đầu sàng lọc từ khi còn nhỏ.
Trẻ em và thanh thiếu niên nên kiểm tra cholesterol 5 năm một lần, bắt đầu từ 9 tuổi. Trẻ có cha mẹ bị cholesterol cao hoặc có tiền sử mắc bệnh tim có thể bắt đầu sớm hơn.
Người có nguy cơ mắc bệnh tim thấp, có các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hay uống rượu, hút thuốc nên kiểm tra cholesterol sớm.
Phòng ngừa
- Chế độ ăn uống cân đối.
- Tập thể dục đều đặn.
- Ngủ đủ.
- Tránh hút thuốc lá, không uống rượu bia.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe như An cung ngưu hoàng hoàn của Hàn Quốc