HealthViet - Đột quỵ ở trẻ em xảy ra khi máu không chảy lên não như bình thường, ít gặp, song ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng phục hồi.
Nguyên nhân phổ biến thường do rối loạn tim và rối loạn đông máu. Đột quỵ cũng có thể xảy ra do lượng oxy lên não ít hoặc do các bệnh bẩm sinh khác.
Phân loại
Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có thể bị đột quỵ giống như người lớn gồm:
- Đột quỵ xuất huyết.
- Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ.
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).
Triệu chứng
Trẻ bị đột quỵ có thể gặp một số triệu chứng giống như người lớn gồm:
- Thay đổi hành vi hoặc suy nghĩ.
- Thay đổi về thính giác hoặc thị giác.
- Vụng về.
- Khó nuốt.
- Yếu một bên cơ thể.
- Khó nói.
Nhiều trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có thể không có các triệu chứng đột quỵ điển hình. Thay vào đó, trẻ có các biểu hiện như:
- Co giật.
- Nhức đầu.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Mệt mỏi.
- Sốt.
Yếu tố nguy cơ
Trẻ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu mắc các bệnh như:
- Chứng loạn nhịp tim.
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Thiếu oxy lên não khi sinh.
- Bệnh tiểu đường.
- Huyết áp cao.
- Béo phì.
- Bệnh huyết khối hoặc bệnh máu khó đông.
- Chấn thương sọ não hoặc chấn thương cổ.
- Một số hội chứng di truyền như hội chứng Down.
Biến chứng
Nhiều trẻ bị đột quỵ có xu hướng hồi phục hoàn toàn. Tùy thuộc vào phần não nào bị ảnh hưởng mà khả năng nói, tư duy (nhận thức), mắt của một số trẻ thay đổi vĩnh viễn. Trẻ em đột quỵ cũng có nguy cơ mắc bệnh động kinh.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh gồm:
- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) đầu kiểm tra xem có chảy máu não hoặc vùng não bị ảnh hưởng bởi cục máu đông hay không.
- Chụp CT mạch để kiểm tra tình trạng máu chảy qua tim, mạch máu và não.
- MRI não (chụp cộng hưởng từ) giúp xem hình ảnh cấu trúc não và mạch máu.
- Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA).
- Siêu âm tim (Echo).
- Điện não đồ (EEG).
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm di truyền.
Điều trị
Đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như thuốc tiêu huyết khối hoặc có thể phẫu thuật loại bỏ huyết khối để khôi phục lưu lượng máu đến não.
Trẻ cần được phẫu thuật nếu đột quỵ do xuất huyết.
Phòng ngừa
Phụ nữ mang thai nên kiểm soát các tình trạng tiểu đường thai kỳ, chăm sóc sức khỏe tránh tiền sản giật, vỡ màng ối sớm. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nếu mắc các tình trạng dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ở tim.
Sử dụng một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Nước hống sâm, Cao hông sâm để phòng ngừa